Công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam bị tố lừa đảo nhiều nhất lại nhận Chứng nhận Kỷ lục Việt Nam - Hình 1
Ông Trần Đình Quân, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Dai-ichi Life Việt Nam (giữa) nhận Chứng nhận Kỷ lục Việt Nam từ Đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam

Điều đáng chú ý, khi mà Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Dai-ichi Life Việt Nam tổ chức PR rầm rộ sự kiện của đơn vị thì những tiếng kêu cứu của khách hàng bị bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam “lừa”, quỵt tiền nhiều vô kể.

Như Đường Hai Chiều đã phản ánh, phanh phui trong loạt bài “Công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam giả chữ ký rút hàng trăm triệu của khách hàng” trước đó, chuyện người dân tố Công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam giả mạo chữ ký để lập tài khoản ngân hàng và rút sạch tiền bảo hiểm đã không còn là chuyện gì mới mẽ. Nhưng đáng chú ý là, vụ việc này diễn ra thường xuyên suốt mấy năm nay, nạn nhân thì “kêu trời” còn cơ quan chức năng im hơi lặng tiếng, bỏ mặc?

Tiếng kêu cứu của nạn nhân tham gia bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi dài dằng dặc. Gần đây, danh tính khách hàng Nguyễn Thị Hồng Phượng (TP.HCM) kêu cứu vì bị nhân viên công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam giả mạo chữ ký để lập tài khoản ngân hàng và làm hồ sơ giả rút mất 100 triệu tiền bảo hiểm, trải dài khắp các mặt báo, đơn kêu cứu gửi đi khắp nơi. Nhưng đáp lại là lá thư phủi bỏ trách nhiệm của công ty bảo hiểm nhân thọ này.

Phải chờ đến 3 tháng sau khi gửi đơn khiếu nại, cuối tháng 2-2022, bà Phượng mới nhận được thư phúc đáp gửi qua email (do ông Trương Minh Tâm, Phó Tổng giám đốc công nghệ và dịch vụ bảo hiểm Dai-ichi Life VN – ký tên), trong đó phía Dai-ichi Life Việt Nam cho biết: “Chưa có cơ sở pháp lý để xử lý yêu cầu hủy bỏ giao dịch tạm ứng từ giá trị hoàn lại của hợp đồng trên…”. Đồng nghĩa với việc, khách hàng mất tiền, mất luôn phí bảo hiểm mà đáng lý ra mình được nhận ít nhất 500 triệu đồng.

Một khách hàng khác của Công ty Dai-ichi Life Việt Nam là bà Nguyễn Thị Mai (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) cũng phản ánh việc mình rơi vào cảnh tương tự. Bà này phản ánh đã bị rút 4 lần, tổng cộng 350 triệu đồng với cùng cách thức như của bà Phượng…

Rõ ràng, nếu sự việc đúng như khách hàng phản ánh thì hành vi của Công ty Dai-ichi Life Việt Nam vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng, gây thiệt hại cho khách hàng.

Nhưng vì sao cơ quan chức năng lại chưa vào cuộc? Đó là một dấu chấm hỏi lớn?

Công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam bị tố lừa đảo nhiều nhất lại nhận Chứng nhận Kỷ lục Việt Nam - Hình 2
Bà Phượng cho biết chữ ký trong “Phiếu yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm” để rút số tiền 100 triệu đồng là giả mạo và thư phúc đáp từ phía Dai-ichi Life VN gửi bà Phượng vào ngày 22/2, 3 tháng sau khi bà này gửi đơn khiếu nại…

Hành vi giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác theo quy định tại Điều 174 BLHS 2015.

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

Dành cho bạn

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chuyện các công ty bảo hiểm nhân thọ làm ăn bát nháo, đ.ánh lận – lừa khách hàng, đẩy khách hàng đến việc mất hợp đồng là chuyện xảy ra hàng ngày. Mong thay cơ quan chức năng nghe thấy tiếng kêu cứu, mở đợt thanh tra để người dân – khách hàng được bảo vệ lợi ích một cách đúng nghĩa.