Từ 15/9 tới đây, Thông tư 32/2023 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT chính thức thay thế cho Thông tư 65/2020.

Cũng tại Thông tư 32, có một số điểm mới thay thế các quy định trong công tác thực hiện nhiệm vụ của lực lượng CSGT. 

"Thay vì chào bằng lời nói, CSGT sẽ chào bằng điều lệnh"

Đại tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (Cục CSGT) - cho biết Thông tư 32 ưu tiên ứng dụng khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ trong xử lý vi phạm giao thông. Điển hình như phát huy tối đa hệ thống giám sát giao thông trong việc phát hiện, xử lý vi phạm, cho phép CSGT kiểm tra giấy tờ của người điều khiển, phương tiện khi đã tích hợp vào VNeID...

Từ 15/9 thay đổi cách chào của CSGT với người dân - 1

CSGT kiểm tra giấy tờ của một tài xế tham gia giao thông (Ảnh: Trần Thanh).

Thông tư 65/2020 trước đây quy định, khi dừng phương tiện người vi phạm để kiểm tra, CSGT phải chào bằng lời nói: "Chào ông, bà, anh, chị...". Và sau khi chào phải nói "Yêu cầu ông, bà, anh, chị... cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông"...

Còn tại Thông tư 32 quy định CSGT không phải chào bằng lời nói; thay vào đó yêu cầu cán bộ, chiến sĩ CSGT chào theo điều lệnh Công an nhân dân với người dân.

"Việc chào theo điều lệnh thể hiện lễ tiết, tác phong của lực lượng CSGT với người lái xe, chứ không có chuyện quy định CSGT không phải chào người dân như một số luồng thông tin lan truyền trên mạng xã hội", Đại tá Nhật khẳng định.

375195254_286659390759984_40420049103370214_n.jpg

Thông tư mới bỏ quy định CSGT bắt buộc phải chào người vi phạm bằng lời nói, nhưng vẫn giữ quy định CSGT phải chào theo điều lệnh CAND (Ảnh: Nguyễn Thắng).

Bỏ quy định thông báo công khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát

Theo Đại tá Nguyễn Quang Nhật, tại Thông tư 32 đã bỏ quy định về thông báo công khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát của CSGT. Tuy nhiên việc này vẫn đảm bảo tính công khai, minh bạch.

"Kể từ ngày 15/9, phải những người, đơn vị có thẩm quyền mới có quyền kiểm tra kế hoạch tuần tra, kiểm soát của lực lượng CSGT. Người dân, người vi phạm không được quyền yêu cầu cán bộ CSGT cho xem chuyên đề, kế hoạch", Đại tá Nhật nói.

Dành cho bạn

Từ 15/9 thay đổi cách chào của CSGT với người dân - 3

Một chốt kiểm tra nồng độ cồn (Ảnh: Trần Thanh).

Theo Đại tá Nhật, việc bỏ quy định thông báo công khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát của lực lượng CSGT là vì kế hoạch này được coi như mệnh lệnh chiến đấu của lực lượng vũ trang. Nhiều nội dung trong kế hoạch này nằm ngoài nội dung đảm bảo trật tự an toàn giao thông như phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm.

Việc này cũng là để đẩy mạnh phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm trên các tuyến giao thông, khiến tội phạm không có cơ hội trốn tránh.

"Tuy nhiên, hoạt động của lực lượng CSGT là công khai, hoạt động dưới sự giám sát của người dân. Người dân được thực hiện đầy đủ quyền giám sát của mình nhưng không được gây ảnh hưởng đến hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của lực lượng chức năng", Đại tá Nhật nói thêm.

Từ 15/9 thay đổi cách chào của CSGT với người dân - 4

Đại tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông - Cục CSGT (Ảnh: Trần Thanh).

CSGT hóa trang có nhiệm vụ gì?

Tại Thông tư 32 quy định CSGT được mặc thường phục, hóa trang để phát hiện, xử lý vi phạm. Nhiều người dân bày tỏ băn khoăn về việc có thể có đối tượng giả danh cán bộ làm nhiệm vụ để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Về thông tin này, Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho biết, lực lượng chức năng đã có những quy định chặt chẽ, cụ thể. Theo đó, lực lượng CSGT hóa trang khi đi làm phải có chương trình, kế hoạch cụ thể, được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Từ 15/9 thay đổi cách chào của CSGT với người dân - 5

CSGT hóa trang sử dụng bộ đàm đứng gần các quán nhậu để thông báo phát hiện các tài xế vi phạm (Ảnh: Trần Thanh).

"Đặc biệt, lực lượng CSGT hóa trang chỉ có quyền phát hiện, thông báo các trường hợp vi phạm cho lực lượng CSGT công khai mặc cảnh phục xử lý. Trừ các trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm thì CSGT hóa trang phải sử dụng giấy chứng minh Công an nhân dân để thông báo, xử lý tại chỗ", Đại tá Nhật khẳng định.