Nhan nhản hội nhóm “bùng nợ” công ty tài chính, app vay tiền
Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện hàng loạt các hội nhóm chia sẻ, hướng dẫn cách “bùng nợ” công ty tài chính và các app vay tiền online. Chỉ cần seach cụm từ “bùng nợ” hay “bùng tiền”, "bùng app'' trên ứng dụng Facebook có thể cho ra hàng vài chục hội nhóm khác nhau có nội dung liên quan.
Các hội nhóm này nhanh chóng thu hút hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn thành viên tham gia với các bài đăng chia sẻ cách "quỵt nợ" mỗi ngày.
Xuất hiện hàng chục hội nhóm với tên "hồi bùng áp vay tiền và chia sẻ cách đối phó" thù hút hàng trăm nghìn người tham gia
Truy cập vào các hội, nhóm “bùng” tiền app, các thành viên tham gia không chỉ chia sẻ về tình trạng nợ app mà bản thân đang gặp phải mà còn xin được "chỉ giáo" cách bùng nợ các app vay online.
Không ít member (thành viên) công khai khoe mẽ “chiến tích” xù nợ của mình, để động viên những người khác "mạnh dạn lên". Nhiều người chia sẻ thêm một số app vay online cho những người đang có "nợ xấu"... để giải quyết vấn đề. Thậm chí, có tài khoản có làm dịch vụ "hỗ trợ thoát app, không bị đòi nợ''.
Thậm chí, nhiều người còn nhiệt tình tư vấn, "Bùng thôi chứ nó làm gì dám xuống nhà đòi tiền", "Tổng đài gọi đòi chán không được thì nhắn tin thôi, sợ gì"...
Sau khi chia sẻ tin nhắn bị nhăn giục nợ kèm lời đe dọa, một tài khoản đã nhận được hàng loạt lời khuyên "bùng nợ"
Khi một số người chia sẻ câu chuyện bị nhân viên đòi nợ gọi điện, nhắn tin, thậm chí đe dọa sẽ đăng thông tin cá nhân cũng như danh tính người thân lên mạng xã hội... khi người vay chậm thanh toán khoản vay hàng tháng thì không ít người vào trấn an, ''Không dám xuống đâu... dọa mãi là chán", "Mình bùng 3-4 app rồi có sao đâu",... Không biết thực tế ra sao, nhưng sự xuất hiện của những tài khoản với lời lẽ bùng app một cách tự tin này đã khiến các hội nhóm náo nhiệt hơn hẳn.
Đặc biệt, trong các hội nhóm tứ vấn "bùng app vay tiền online" cũng xuất hiện khá nhiều tài khoản tư vấn vay tiền với thủ tục nhanh gọn như chỉ cần số điện thoại, căn cước công dân với lời mời chào thủ tục nhanh gọn, thanh toán nhanh chóng.
Nhiều người chia sẻ câu chuyện bị bùng nợ và được tư vấn cách mở thẻ mới với thủ tục đơn gian
Tuy thế trong diễn đàn của các hội nhóm này, cũng có những tiếng nói cảnh báo, rằng việc quảng cáo dịch vụ chặn app, xóa thông tin khách vay… cũng là những trò lừa đảo để chiếm đoạt tiền đặt cọc trả trước của người muốn sử dụng các công cụ này cho việc ăn quỵt tiền.
Dành cho bạn
Hoạt động cho vay ngày càng diễn biến phức tạp và là một trong những vấn đề đang được quan tâm. Lợi dụng tình hình các ngân hàng và tổ chức tín dụng hạn chế nguồn vốn cho vay, một số cá nhân đã tổ chức cho vay với lãi suất khổng lồ hay còn gọi là hình thức "vay nặng lãi" và từ đó, các hành vi vi phạm pháp luật phát sinh.
Cho vay nặng lãi hay "bùng nợ" online đều vi phạm luật
Liên quan đến vấn đề trên, luật sư Trần Hoàng Vũ, Công ty Luật TNHH AEC, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết, "Với vai trò là một luật sư, tôi muốn hành vi cho vay lãi nặng được nhận thức và áp dụng thống nhất để không chỉ nhà nước mà cả người dân, cùng nhau đấu tranh phòng, chống tội phạm một cách hiệu quả".
Theo luật sư Vũ, đối chiếu luật hiện hành, với vấn đề cho vay nặng lãi, theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, lãi suất cho vay do 2 bên tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm (tương đương khoảng 1,67%/ tháng) của khoản tiền vay đó. Hành vi cho vay với lãi suất vượt quá 20%/năm, các cá nhân, tổ chức cho vay như hiệu cầm đồ, các đối tượng kinh doanh dịch vụ cho vay lấy lãi nhưng không đăng ký kinh doanh và các đối tượng lợi dụng tổ chức họ để cho vay lãi nặng đều có thể bị xử phạt hành chính từ 10-20 triệu đồng, quy định cụ thể tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Luật sư Trần Hoàng Vũ (Giám đốc Công ty Luật TNHH AEC, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).
Người cho vay với mức lãi suất cao có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Pháp luật có quy định tại Điều 7 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP về một số trường hợp cho vay nặng lãi cụ thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Từ đó áp dụng hình thức xử phạt tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Theo điều này, người cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đến dưới 100 triệu đồng, thì bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, ngoài ra thu lợi bất chính từ 100 triệu trở lên thì mức phạt tù lên đến 3 năm tù.
Số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự hành vi cho vay nặng lãi cũng đã được pháp luật quy định, việc xác định số tiền thu lợi bất chính mà người vi phạm thu được để áp dụng hình phạt phù hợp được quy định tại Điều 6 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP, số tiền thu lợi bất chính sẽ phụ thuộc vào thời hạn vay của hoạt động cho vay. Số tiền này sẽ được tịch thu sung quỹ nhà nước bao gồm tiền, tài sản cho vay và tiền lãi, hoặc trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu nếu mục đích vay của họ hợp pháp, quy định tại Điều 5 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP .
Ngoài ra, trong hoạt động cho vay, việc xử lý hành vi người vay không trả tiền cũng rất được quan tâm. Hành vi này được chia thành 2 trường hợp: trường hợp 1 là người vay có khả năng trả nợ, có tài sản nhưng không thực hiện việc trả nợ và trường hợp 2 là người vay không có khả năng trả nợ khi đến thời hạn.
Đối với trường hợp 1, hành vi này có thể được quy vào tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản quy định cụ thể tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, theo đó người nào thực hiện một trong nhữngnh vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp người vay không có khả năng trả hết nợ đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì người cho vay có quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.