Ăn nhiều cơm gạo trắng

Cơm là món quen thuộc trong bữa ăn người Việt. Tuy nhiên, việc sử dụng gạo đã qua tinh chế, xay xát quá kỹ thường xuyên làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu.

Theo bác sĩ Phạm Mạnh Hoàn - Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo, BVĐK Tâm Anh, lớp vỏ cám bao bọc bên ngoài hạt gạo chứa rất nhiều xenlulo - một dạng chất xơ, có tác dụng làm chậm tốc độ hấp thu đường glucose, tăng đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể nhờ ngăn cản quá trình tái hấp thu cholesterol tại ruột. Tuy nhiên, gạo trắng, chế biến càng tinh hoặc vo gạo quá kỹ trước khi nấu có thể làm mất đi lượng xenlulo này, tăng nguy cơ mỡ máu cao, xơ vữa động mạch.

Do đó, để giảm nguy cơ bệnh tim mạch, mọi người nên ưu tiên dùng gạo nguyên cám, gạo lứt hoặc kết hợp gạo, các loại ngũ cốc, khoai lang, khoai tây... giúp bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng trong bữa ăn.

Gạo trắng, dưỡng chất ít. Ảnh: Shutterstock

Gạo trắng, dưỡng chất ít. Ảnh: Shutterstock

Ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa

Chất béo bão hòa (có trong thịt động vật, lòng đỏ trứng, sữa nguyên kem, mỡ lợn...) và chất béo chuyển hóa (có nhiều trong đồ chiên rán, thức ăn nhanh, bánh quy, bơ thực vật...) là "thủ phạm" làm tăng cholesterol toàn phần và LDL-cholesterol, tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa.

Nghiên cứu được đăng trên Thư viện Y khoa quốc gia Mỹ năm 2020 cho thấy, giảm lượng chất béo bão hòa có thể giúp giảm nguy cơ biến cố tim mạch đến 17%. Trong khi thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa trong chế độ ăn uống giúp giảm 21% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Do đó, thay vì ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, mọi người nên ưu tiên các loại chất béo không bão hòa (có trong các loại cá béo, dầu có nguồn gốc thực vật, loại hạt, ngũ cốc...) để giảm nguy cơ tăng cholesterol xấu, phòng ngừa biến cố tim mạch.

Ăn ngọt thường xuyên

Một ly cà phê sữa mỗi sáng, một chiếc bánh ngọt, uống nước ngọt, chè, trà sữa... là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, nếu ăn ngọt thường xuyên, tiêu thụ đường quá mức có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol hình thành trong cơ thể.

Dành cho bạn

Thức ăn nhiều đường có thể gây rối loạn mỡ máu. Ảnh: Shutterstock

Thức ăn nhiều đường có thể gây rối loạn mỡ máu. Ảnh: Shutterstock

Nghiên cứu đăng trên WebMD cho thấy, hấp thụ thực phẩm nhiều đường thường xuyên sẽ làm giảm nồng độ HDL-c (cholesterol tốt), tăng nồng độ LDL-c (cholesterol xấu) và triglyceride trong máu. Rối loạn mỡ máu giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ rệt nhưng có thể dẫn đến bệnh động mạch vành (CAD), đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên.

Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), lượng đường tiêu thụ tối đa một ngày dành cho nam giới là 150 kcal (khoảng 37,5 g hoặc 9 muỗng cà phê), phụ nữ là 100 kcal (khoảng 25 g hoặc 6 muỗng cà phê). Tuy nhiên, trung bình một người Việt Nam đang tiêu thụ khoảng 46,5 g đường, cao hơn nhiều so với mức khuyến cáo tối đa.

Lạm dụng bia rượu

Theo bác sĩ Hoàn, trong rượu bia có chứa nhiều năng lượng, các chất chuyển hóa gây hại cho toàn cơ thể, gây nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ, thừa cân, suy thận... Đặc biệt, rượu bia cũng làm tăng chất béo trung tính (triglyceride) và cholesterol "xấu". Từ đó đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.

Trong khi đó, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia uống rượu bia nhiều nhất châu Á, cứ 3 nam giới, có một người tiêu thụ rượu bia ở mức nguy hại.

Bộ Y tế khuyến cáo, rượu bia không có ngưỡng nào là an toàn nên cần hạn chế tối đa. Nếu phải uống, nữ giới không uống quá một đơn vị cồn mỗi ngày, nam giới không quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày. Một đơn vị cồn tương đương 10 g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống - tương đương một cốc bia hơi 330 ml; một ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%). Bạn nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc.

Bác sĩ Phạm Mạnh Hoàn cho biết thêm, để điều hòa các chỉ số mỡ máu, phòng ngừa bệnh tim mạch, mỗi người cần chú ý duy trì lối sống khoa học, tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, kiểm tra chỉ số mỡ máu định kỳ 6 tháng đến một năm.

Đồng thời, người bệnh có thể bổ sung thêm tinh chất có tác dụng điều hòa mỡ máu, giảm tổng hợp cholesterol nội sinh trong cơ thể như GDL-5 (Policosanol). GDL-5 là tên một hợp chất sinh học được phân lập, tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ, có khả năng tăng hoạt hóa LDL-Receptor trên màng tế bào, giúp tế bào dễ dàng tiếp nhận, sử dụng cholesterol một cách hiệu quả. Từ đó, điều hòa cholesterol và kiểm soát mỡ máu, hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bác sĩ Mạnh Hoàn chia sẻ.