Vị trí quan trọng này chính là lòng bàn chân. Trong y học cổ truyền, huyệt dũng tuyền thuộc nhóm "hồi dương cửu châm", trong lòng bàn chân có tới 136 điểm huyệt vị phản xạ tương ứng với lục phủ ngũ tạng của cơ thể. Việc vỗ vào lòng bàn chân tương đương với việc đang điều chỉnh các cơ quan nội tạng của cơ thể.
Trong Đông y có một câu nói: “gân mềm một tấc, tuổi thọ tăng mười năm”. Làm mềm gân chân, cải thiện tính khí không tốt của con người, kéo dài tuổi thọ. Trải qua hàng nghìn năm kiểm chứng của người Trung Quốc, động tác tuy đơn giản này, chỉ cần vỗ vào lòng bàn chân liên tục, lại có thể phòng và trị 127 bệnh khác nhau, điển hình là:
- Ngăn chặn chứng đau đầu.
- Hồi phục các bệnh hao mòn, mệt mỏi như chứng loạn thần kinh và suy nhược thần kinh.
- Tăng cường và củng cố sức khoẻ của thận.
- Phát triển trí tuệ của trẻ.
- Cải thiện khí huyết lưu thông không đều, đau lưng mỏi gối.
- Thuyên giảm viêm gan, viêm túi mật, viêm thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, hen suyễn, bệnh thấp khớp.
- Cải thiện "khí nóng" trong người, giảm trầm cảm, giải tỏa cảm xúc
- Tăng cường miễn dịch.
Dành cho bạn
- Cải thiện hội chứng Meniere (rối loạn thính lực), bệnh Parkinson, bệnh Raynaud (co thắt mạch).
- Nuôi dưỡng gan và cải thiện thị lực.
Vậy cách thực hiện như thế nào?
Bước 1: Ngồi thoải mái, có thể ngồi trên ghế hoặc ngồi dưới đất. Mắt nhắm nhẹ, tinh thần an yên, từ bỏ mọi suy nghĩ tự nhiên, duy trì tư thế này trong 15 phút.
Bước 2: Mở mắt, đặt chân phải lên trên đầu gối trái.
Bước 3: Dùng tay vỗ nhẹ vào huyệt ở giữa bàn chân phải. Lưu ý: lực vừa phải giống như vỗ tay, vỗ đều, tăng dần nhịp vỗ , nhưng không quá 900 nhịp.
Thời gian thực hiện tốt nhất động tác này là mỗi sáng hoặc mỗi tối một lần. Ngày đầu tiên thực hiện, mỗi bên chân vỗ 100 lần; sau đó tăng nhịp vỗ theo ngày. Phải mất 2 phút để làm 200 lần. Sau khi làm động tác này, bạn sẽ để ý chân càng có lực hơn, hoạt động càng nhanh nhẹn hơn, cải thiện tình trạng mất ngủ, tập trung, suy nghĩ càng nhanh nhẹn hơn.