Mùa hè năm nay có vẻ như thời tiết khắc nghiệt nên việc tiết kiệm điện luôn được nhà cung cấp nhắn nhủ đến khách hàng. Mới vào đầu hè, có nơi đã ghi nhận nhiệt độ lên tới 43oC trong khi như chúng ta biết, máy lạnh (điều hòa) là thiết bị tiêu hao điện cao nhất. Tiền điện sử dụng điều hòa có thể chiếm đến 1/3 tổng tiền điện trong nhà.
Vậy làm thế nào để tiết kiệm điện? Tôi sẽ giúp các bạn tiết kiệm hàng chục nghìn đến hàng triệu đồng cho điều hòa. Để dùng điều hòa tiết kiệm, chúng ta phải xác định cái gì làm cho nó tốn điện. Đó là: Sự chênh lệch nhiệt độ; Tản nhiệt ra môi trường và Loại điều hòa.
Đối với cái đầu tiên sự chênh lệch nhiệt độ, là yếu tố cực kỳ quan trọng. Các bạn cứ hình dung điều hòa thổi không khí lạnh ra bên ngoài, làm trung hòa hơi nóng bên trong phòng và nhiệt độ làm giảm xuống thấp, bạn càng muốn làm lạnh sâu sẽ càng tốn điện.
Ví dụ: Nhiều bạn nghĩ rằng mới khởi động điều hòa nên để nhiệt độ ở 18o C thì sẽ nhanh mát hơn. Câu trả lời là không phải, các bạn để nhiệt độ 18o C hay 26o C cũng nhanh mát như nhau thôi, vì lượng hơi lạnh thổi ra là cố định tốc độ làm mát cũng như nhau.
Đơn cử, bạn đun 1 ấm nước lên 100oC hay 70oC thì tốc độ là như nhau vì công suất (nhiệt lượng thu vào) là như nhau. Nó chỉ khác nhau khi đun nóng 70oC thì lúc nhiệt độ đến 70oC nó dừng lại, đun 100oC thì đến 100oC nó dừng lại, chỉ khác nhau về thời gian đun nóng mà thôi.
Suy nghĩ để điều hòa 18oC thì sẽ nhanh mát hơn nhưng mọi người lại quên đi rằng để điều hòa quá sâu là không cần thiết lại. Bởi vì, khi làm mát đến 18oC thì máy điều hòa có thể tốn điện gấp 5 lần so với lúc chỉnh điều hòa ở 27 độ .
Sự trao đổi nhiệt với môi trường cũng là một yếu tố.
Ví dụ: bạn để 1 cốc nước đá ngoài trời nắng:
Từ 0 độ C lên 10oC mất 1 phút
Từ 10oC lên 20 độ C mất 4 phút
Bạn để nhiệt độ càng thấp thì nó lại càng hao nhiệt nhanh. Càng chênh lệch nhiệt độ càng cao, sự trao đổi nhiệt càng lớn thì sẽ càng tốn điện, để nhiệt độ càng thấp càng hao điện nhiều.
Tôi đã 'bỏ túi' chiếc xe SH như thế nào sau 1 năm tiết kiệm điện?
Tôi có phụ giúp cho cậu của tôi quản lý một khách sạn khoảng 20 phòng. Mỗi phòng rộng 35m2 được trang bị 1 máy điều hòa có công suất 1.5HP
Trung bình mỗi tối, số khách kín phòng khoảng 70%. Máy điều hòa mỗi tối hoạt động từ 22 giờ đêm đến 7 giờ sáng hôm sau (9 giờ đồng hồ), với nhiệt độ dao động từ 23oC đến 27O C.
1kw/h = 3000 đồng
Số tiền phải trả khi máy lạnh hoạt động 9 giờ đồng hồ mỗi đêm?. Thử làm các phép tính:
1.5*746*10-3*9*3000 = 30.000 (nghìn đồng)
Số tiền phải trả cho 16 máy lạnh hoạt động một tháng:
30000*16*30 = 14.40.000 (nghìn đồng).
Trong quá trình tìm hiểu và trải nghiệm, tôi được biết trong máy điều hòa có chức năng hẹn giờ. Trong lúc thời tiết nắng nóng như hiện nay, trung bình mỗi máy điều hòa hoạt động từ 10 giờ đêm đến 7 giờ sáng hôm sau. Chúng ta có thể cài đặt thời gian máy lạnh ngừng hoạt động khoảng thời gian từ 2 giờ đến 5 giờ sáng, mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người.
Dành cho bạn
Số tiền mà chúng ta tiết kiệm được mỗi đêm?
1.5*746*10-3*3*3000 = 10.000 (nghìn đồng).
Số tiền tiết kiệm được sau khi áp dụng trên 16 máy lạnh mỗi tháng?
10.000* 16*30 = 4.800.000 (nghìn đồng).
Chỉ với một thay đổi nhỏ và nhiều cách tiết kiệm điện, tôi đã tiết kiệm cho khách sạn của cậu tôi một khoảng không hề nhỏ: Từ hóa đơn tiền điện mỗi tháng 26 triệu đồng tôi đã giảm xuống còn khoảng 20 triệu đồng mỗi tháng. Nếu như cách này cũng được áp dụng rộng rãi cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp, đây sẽ là một món lợi lớn cho bản thân mỗi người và quốc gia.
Vì vậy, sống có khoa học rất quan trọng và là một trong những điều lý thú trong cuộc sống của chúng ta. Bạn vừa khỏe mạnh vừa ít gây hại ra môi trường là điều cần nên làm, bởi điện không thể tự sinh ra.
Vì vậy, nếu chúng ta biết tiết kiệm điện thì một phần nào đó là đang bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường thì thời tiết mới ít khắc nghiệt, ít gây ra biến đổi khí hậu thì chúng ta mới có một cuộc sống trong lành. Và cũng như tôi, xã hội sẽ có thêm nhiều sinh viên đi làm thêm có thu nhập từ tiết kiệm điện, có thêm điều kiện tậu xe SH chở ...bạn gái đi học trong tương lai.