Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Tại sao đau tim hay xảy ra vào ban đêm?; Nhức đầu, khi nào là dấu hiệu cơ thể mất nước chứ không phải do bệnh?; 3 dấu hiệu xuất hiện trên mặt cảnh báo ung thư dạ dày... 

Phát hiện sức mạnh tiềm năng chống đột quỵ của tỏi

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí dược lý Frontiers in Pharmacology, đã phát hiện ra rằng tỏi có sức mạnh tiềm năng trong điều trị xơ vữa động mạch, từ đó giúp ngăn ngừa đột quỵ.

Xơ vữa động mạch là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch như bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ, theo chuyên trang y tế News Medical.

Xơ vữa động mạch bắt nguồn từ các rối loạn chuyển hóa lipid, dẫn đến hình thành mảng bám và tắc nghẽn động mạch tiềm ẩn do mảng bám vỡ ra. Mặc dù đã có thuốc hạ lipid, nhưng chúng có những rủi ro như tổn thương gan và thận, vì vậy rất cần có các biện pháp điều trị an toàn hơn.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phát hiện cách tỏi ngăn ngừa đột quỵ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tìm hiểu các cơ chế mà tỏi cải thiện chứng xơ vữa động mạch, từ 3 cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu dược lý hệ thống y học cổ truyền Trung Quốc (TCMSP), Cơ sở dữ liệu thông tin y học cổ truyền Trung Quốc (TCM-ID) và Bách khoa toàn thư y học cổ truyền Trung Quốc (ETCM).

Họ đã xác định mục tiêu dược lý chính và các thành phần hoạt tính của tỏi. Trải qua rất nhiều quá trình phân tích phức tạp, kết quả đã chứng minh rằng các thành phần của tỏi như sobrol A, allicin, (+)-L-alliin và benzaldoxime, tương tác mạnh với các protein liên quan đến quá trình chết tế bào trong các bệnh tim mạch.

Trong các mô hình động vật, hoạt chất allicin trong tỏi đã được chứng minh là làm giảm đáng kể sự hình thành mảng bám và lắng đọng lipid trong động mạch cảnh.

Kết quả cũng phát hiện ở nhóm điều trị, allicin cũng có tác dụng cải thiện hồ sơ lipid, giảm mức cholesterol xấu, mức cholesterol toàn phần và triglyceride so với nhóm không được điều trị. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 31.7.

Nhức đầu: khi nào là dấu hiệu cơ thể mất nước chứ không phải do bệnh?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nhức đầu, từ căng thẳng, lạm dụng thuốc, viêm xoang, chấn thương đầu đến những tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ, u não. Nhưng đôi khi, nhức đầu chỉ đơn giản là do cơ thể mất nước chứ không phải bệnh tật.

Cơ thể bị mất nước sẽ rơi vào tình trạng thiếu chất lỏng để hoạt động. Khoảng 80% trọng lượng của não là nước. Do đó, cơ thể mất nước sẽ khiến não tạm thời co lại. Tình trạng này sẽ gây nhức đầu.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phát hiện cách tỏi ngăn ngừa đột quỵ

Nhức đầu có thể xuất hiện khi cơ thể mất nước ở mức độ nhẹ, trung bình hay nghiêm trọng. Mức độ nhức sẽ dao động từ âm ỉ đến dữ dội, ảnh hưởng đến bất kỳ vùng nào trong đầu. Loại nhức đầu này thường sẽ kèm theo một số triệu chứng của cơ thể mất nước như miệng khô, da khô, cơ thể mệt mỏi.

Dành cho bạn

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhức đầu do cơ thể mất nước. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh, trẻ em, người già, người chơi thể thao và người mắc một số bệnh mạn tính, chẳng hạn tiểu đường, sẽ có xu hướng dễ bị cơ thể mất nước hơn.

Khi nghi ngờ bản thân hay ai đó đang bị nhức đầu do cơ thể mất nước thì biện pháp đầu tiên cần làm là uống nước. Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Neurology phát hiện thể tích não sẽ tạm thời giảm sau khi uống quá ít nước trong khoảng 16 giờ. Tuy nhiên, uống đủ nước sẽ giúp đảo ngược tác động này. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 31.7.

3 dấu hiệu xuất hiện trên mặt cảnh báo ung thư dạ dày

Dạ dày có chức năng chính là tiêu hóa thức ăn. Khi dạ dày có bệnh thì chúng ta sẽ cảm nhận những triệu chứng rất khó chịu. Dạ dày cũng có thể bị ung thư. Ung thư dạ dày không phải là hiếm nhưng khó chữa. Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể xuất hiện trên mặt.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phát hiện cách tỏi ngăn ngừa đột quỵ

Cũng giống như các loại ung thư khác, các triệu chứng sẽ không rõ rệt khi còn đang ở giai đoạn đầu. Hơn nữa, các triệu chứng của ung thư dạ dày lại dễ bị chẩn đoán nhầm là các vấn đề tiêu hóa khác, chẳng hạn như chứng khó tiêu.

Trong một số trường hợp, các dấu hiệu ung thư dạ dày sẽ xuất hiện trên mặt. Những dấu hiệu này gồm:

Cục u nhỏ trên da. Ung thư dạ dày có thể dẫn đến một rối loạn da hiếm gặp gọi là sẩn đỏ da Ofuji. Bệnh gây ra các cục u nhỏ trên da, đồng thời gây viêm, sưng, bóc tróc da mặt và một số nơi khác trên cơ thể. Người bệnh cũng bị ngứa dữ dội, ảnh hưởng đến niêm mạc, hạch bạch huyết và các phần phụ khác của da.

Bong da mặt. Một số trường hợp bị ung thư dạ dày sẽ bị bong tróc da mặt. Biểu hiện này thường bị bỏ qua do người bệnh nghĩ da bong tróc là do bị khô.

Sưng hạch bạch huyết. Dù không dễ dàng phát hiện nhưng một dấu hiệu khác cảnh báo ung thư dạ dày là sưng hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết sẽ chứa đầy chất nhầy, gây viêm ở nhiều vị trí trên mặt, đặc biệt là trán.

Ung thư dạ dày phát triển chậm qua nhiều năm. Ban đầu sẽ xuất hiện những biến đổi tiền ung thư ở lớp lót bên trong dạ dày, sau đó phát triển hoàn toàn thành tế bào ung thư. Những thay đổi ở giai đoạn này hiếm khi xảy ra triệu chứng. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!