Theo iTechpost, các nhà nghiên cứu cho biết họ ghi nhận các ứng dụng Android độc hại sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để vượt qua các đợt kiểm tra bảo mật trên nền tảng bảo vệ của Google, mặc dù các đợt kiểm tra này đã được công ty cải thiện trong nhiều năm.

Phát hiện 35 ứng dụng Android chứa phần mềm độc hại - ảnh 1

Ba ứng dụng Android trong danh sách được cho là vẫn tồn tại trên Play Store

REUTERS

Nếu người dùng tình cờ tải xuống một trong những ứng dụng trong danh sách, tất cả có một điểm chung là tích cực phân phát quảng cáo cho người dùng để kiếm tiền. Chưa dừng lại ở đó, những quảng cáo này hiển thị theo khuôn khổ riêng nhằm mục đích triển khai phần mềm độc hại cho người dùng.

Báo cáo cũng cho biết, trong khi với một ứng dụng hợp pháp, người dùng có thể xóa hoặc gỡ cài đặt ứng dụng bất cứ lúc nào họ muốn một cách dễ dàng, thì việc xóa các ứng dụng độc hại sẽ rất phức tạp vì chúng thay đổi biểu tượng và tên, cũng như yêu cầu các bước bổ sung để ẩn sự hiện diện của chúng trên thiết bị di động của người dùng.

Dành cho bạn

Bleeping Computer cũng đưa ra danh sách các ứng dụng Android độc hại mà người dùng nên xóa nếu đã cài đặt trên các thiết bị của mình, chúng gồm: Animated Sticker Master 1.0; Art Filter - Deep Photoeffect 2.0; Big Emoji - Keyboard 5.0; Create Sticker for Whatsapp 2.0; EffectMania - Photo Editor 2.0; Engine Wallpapers; Fast Emoji Keyboard APK; Grand Wallpapers - 3D Backdrops 2.0; GPS Location Finder; Image Warp Camera; Led Theme - Colorful Keyboard 2.0; Math Solver - Camera Helper 2.0; Personality Charging Show 1.0; Photopix Effects - Art Filter 2.0; Stock Wallpapers; Sleep Sounds 1.0 và Walls light - Wallpapers Pack (gb.packlivewalls.fournatewren).

Ở giai đoạn hiện tại, nhiều ứng dụng Android độc hại vẫn có sẵn trên Google Play Store gồm GPS Location Finder, Animated Sticker Master và Walls Light - Wallpapers Pack.