Hơn một nửa số vợ chồng được khảo sát thừa nhận không hòa hợp về vấn đề tiền bạc. Ảnh minh họa: Freepik.

Một cuộc khảo sát mới cho thấy có hơn 64% cặp vợ chồng thừa nhận “không hòa hợp về mặt tài chính”, khi mỗi người mang một quan điểm khác nhau về chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư.

Những xích mích này đôi khi có thể khiến họ phạm vào cái gọi là “ngoại tình về tài chính”, che giấu việc mua hàng với bạn đời. Theo số liệu của công ty tài chính Bread Financial, 45% người đã kết hôn thừa nhận mình có lỗi về vấn đề này.

Ngay cả khi không có gian lận tài chính, vấn đề tiền bạc vẫn có thể gây căng thẳng trong các mối quan hệ, tranh cãi hoặc thậm chí ly hôn.

Theo cuộc khảo sát gần đây về “Couples & Money” của Fidelity Investments, cứ 5 cặp vợ chồng, có một cặp nói rằng tiền bạc là thách thức lớn nhất trong mối quan hệ của họ.

Nhiều cố vấn tài chính khuyên vợ chồng nên trao đổi về cách mỗi người xử lý tài chính cá nhân, nhằm tìm ra “tư duy về tiền bạc” của đối tác.

Các nhà tâm lý học tài chính cho biết đó là một phần việc cần làm giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn. Có được “cuộc nói chuyện về tiền bạc” còn quan trọng hơn việc hai người hợp nhất các tài khoản riêng.

Dưới đây là một số lời khuyên của CNBC Make It giúp bạn bắt đầu cuộc trò chuyện được đánh giá là khó khăn, đào sâu hơn về “vấn đề tiền bạc” dù các bạn đang ở giai đoạn nào của mối quan hệ.

Những đôi mới cưới

Thế hệ Gen Z và Millennials là nhóm có tranh cãi với bạn đời về tài chính nhiều hơn so với những cặp vợ chồng lớn tuổi. Nhưng nếu là một đôi mới cưới, hai bạn cần có một điểm “phá băng” để bắt đầu cuộc trò chuyện về tiền bạc.

Hãy bắt đầu với một câu hỏi đơn giản về cách đối phương quản lý tài chính trước khi hai người đến với nhau.

Lawrence Sprung - nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận ở New York, đồng thời là người sáng lập và cố vấn tài sản tại Mitlin Financial - cho biết câu hỏi đơn giản như liệu họ có đang tận dụng kế hoạch nghỉ hưu tại nơi làm việc hay không cho bạn biết rất nhiều điều về kế hoạch của họ.

vo chong moi cuoi anh 1

Hiểu về kế hoạch tài chính của nhau là điều quan trọng đối với các cặp vợ chồng mới cưới. Ảnh minh họa: Rodnae Productions/Pexels.

Dưới đây là những điều các cặp đôi mới cưới nên thực hiện:

Công khai sổ sách: Cho nhau xem thông tin tài chính cũng là việc cần làm. Mỗi người cần để đối phương biết về tài khoản vay sinh viên hoặc nợ thẻ tín dụng mà mình đang mang, hoặc kế hoạch tiết kiệm để nghỉ hưu.

Dành cho bạn

Chọn "ngày nói về tiền bạc": Cần chọn một ngày và địa điểm thuận tiện, yên tĩnh nhất cho cả hai để nói chuyện về tiền bạc. Bạn sẽ muốn tập trung và cuộc trao đổi không bị gián đoạn.

Sắp xếp tài chính của bản thân: Các bạn cần chọn xem ai là người xử lý các vấn đề tài chính, hoặc quyết định cách phân chia trách nhiệm này. Cần đảm bảo cả vợ và chồng đều có quyền truy cập vào tài khoản chung.

Vợ chồng lâu năm

Theo Cục điều tra dân số Mỹ, khoảng 20% phụ nữ chọn kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài sau 10 năm. Một lý do phổ biến là theo thời gian, vợ và chồng ít cởi mở dần về tiền bạc.

Theo chuyên gia, số “ngày nói về tiền bạc” có thể giảm khi gia đình ưu tiên các mục tiêu quan trọng hơn như chuyển sang nhà mới, thay đổi công việc… Dù vậy, quan trọng là vẫn tiếp tục trò chuyện về nó, lưu ý các vấn đề dưới đây:

vo chong moi cuoi anh 2

Bất đồng xảy ra khi các vợ chồng dần ít cởi mở về tài chính. Ảnh minh họa: Mikhail Nilov/Pexels.

Xem lại ngân sách gia đình: Vợ chồng cần dành thời gian để xem xét tổng thể bức tranh tài chính của mình ít nhất mỗi năm một lần. Kiểm tra các báo cáo tài khoản thẻ tín dụng, tiết kiệm, đầu tư và hưu trí cuối năm là điều tốt để biết các bạn đang đứng ở đâu.

Tối đa hóa nguồn lực: Hai người cần tận dụng tối đa thu nhập kết hợp của mình. Dù chọn hợp nhất các tài khoản cá nhân hay không, cả hai sẽ cần tìm ra cách xây dựng khoản tiết kiệm chung, đồng thời trang trải các chi phí cần thiết, góp vào kế hoạch tương lai.

“Hãy phác thảo các khoản chi phí chung là gì, và mỗi đối tác sẽ đóng góp bao nhiêu vào các khoản chi phí đó”, Megan Ford, một chuyên gia tài chính có trụ sở tại Athens, Georgia, cho biết. “Việc chia 50/50 không phải lúc nào cũng dễ dàng khi thu nhập không đồng đều, hoặc một trong số các bạn hiện không có việc làm. Đó là lý do tại sao bỏ tiền mặt vào quỹ khẩn cấp trong khi làm việc là điều cần thiết”.

Vợ chồng sắp đến tuổi hưu trí

Nhiều cặp vợ chồng lớn tuổi cho biết nghĩ đến việc tiết kiệm đủ để nghỉ hưu và kiếm đủ tiền cho cuộc sống như mong muốn là hai điều khiến họ thao thức mỗi đêm. Dưới đây là những điều họ cần làm:

Thống nhất quan điểm: Nghiên cứu của Fidelity cho thấy 48% các cặp vợ chồng không đồng thuận về độ tuổi nghỉ hưu, 52% không đồng ý về số tiền nên tiết kiệm được vào thời điểm đó. Lập kế hoạch về số tiền bạn sẽ cần cho các mục tiêu trong tương lai và đảm bảo rằng số tiền đó sẽ đủ để tồn tại.

Tập trung quản lý nợ: Mặc dù mua sắm và chi tiêu quá mức có thể gây ra rạn nứt lớn trong các mối quan hệ, tiếp đến là bùng nổ nợ thẻ tín dụng. Đã đến lúc các vợ chồng lớn tuổi xem xét lại báo cáo tài chính hàng năm.

Nói chuyện với chuyên gia tài chính: Việc cả hai nói chuyện với một cố vấn tài chính có thể giúp duy trì tập trung vào tương lai, phát triển kế hoạch tài chính phù hợp.