Theo thống kê chỉ riêng tại Úc, hơn 10.000 vụ cháy mỗi năm do pin lithium-ion được ghi nhận. Điều này cho thấy việc xử lý những vật liệu đó đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với sự an toàn tổng thể.
Để giảm bớt những sự cố như vậy, ngành rác thải và tái chế đã kêu gọi các điểm thu gom pin an toàn để chúng không bị đưa vào rác thải thông thường, đặc biệt trong bối cảnh Úc thải ra khoảng 3.300 tấn rác thải mỗi năm, theo Interesting Engineering.
CEO Hiệp hội Quản lý Chất thải và Phục hồi Tài nguyên Úc Gayle Sloan nói vấn đề này có thể dẫn đến một thảm kịch lớn trong tương lai và nếu không hành động, mọi người có thể chứng kiến nó ở nhiều cơ sở vật chất và thậm chí ngay tại các cơ sở xử lý rác thải. Chúng có thể gây thương tích nghiêm trọng và thậm chí là tử vong cho các công nhân. Việc bổ sung quy trình xử lý pin lithium-ion có thể dẫn đến các dịch vụ thu gom rác thải trở nên đắt đỏ hơn.
Được biết, hầu hết các thiết bị điện tử đang sử dụng không yêu cầu kết nối trực tiếp với ổ cắm điện có thể đang sử dụng pin lithium-ion, bao gồm smartphone, laptop và thậm chí cả ô tô điện. Vì không phải tất cả các loại pin đều có thể sạc lại được nên một số sẽ cần phải vứt đi và ngay cả khi cạn kiệt, các vật liệu bên trong chúng vẫn dễ cháy.
Dành cho bạn
Ngoài ra người tiếp xúc còn có khả năng bị nhiễm phóng xạ, hóa chất và các mối nguy hiểm về điện. Khi trộn lẫn với chất thải thông thường, chúng có thể tồn tại trong cùng một môi trường và có khả năng rò rỉ các chất độc hại xuống đất. Nó không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước địa phương mà còn có hại cho môi trường nói chung.
Các chuyên gia môi trường khuyến cáo người dùng nên đưa pin lithium-ion đã qua sử dụng đến các điểm tái chế hoặc thu gom chất thải nguy hại riêng biệt. Nếu cảm thấy phiền toái mỗi lần đi vứt pin, người dùng nên thu gom chúng vào túi nhựa và vứt bỏ cùng lúc. Nếu pin bị hư hỏng, hãy liên hệ với nhà sản xuất để tìm hiểu cách xử lý đúng cách.